Trước lý giải của đại diện các hãng hàng không trong nước, độc giả Thảovẫn bày tỏ thắc mắc: "Tôi thấy khó hiểu khi một sản phẩm hàng hóa ngày càng được tiêu thụ nhiều mà giá thành lại càng tăng. Lẽ ra, khi lượng khách tăng cao, giá vé phải giảm vì tận dụng được các chi phí sản xuất. Ví dụ như một chuyến bay Sài Gòn - Hà Nội dù chỉ có 50 hay 300 hành khách thì vẫn phải tốn một lượng chi phí như nhau cho nhiên liệu, nhân công... vì vậy giá vé khi khách đông lẽ ra phải rẻ hơn.
Thực tế, hiện nay đang đi ngược lại vì các hãng bay lấy lý do bù vào những ngày vắng khách, cộng thêm chi phí tăng khi lượng khách tăng, đó là điều rất khó chấp nhận. Giá vé máy bay ngày thường ở Việt Nam vốn đã không rẻ và được các hãng lý giải rằng vắng khách nên giá vé cao để bù chi phí, giá xăng... Dù những khó khăn này, gần như hàng không ở quốc gia nào cũng gặp phải, nhưng tại sao giá vé máy bay ở ta luôn cao ngất ngưởng?".
Đồng quan điểm, bạn đọc Tuanhanđặt dấu hỏi: "Khách đông thì lại tăng giá - đây là một nghịch lý kinh doanh ở nước ta. Đáng ra, khi chuyến bay đông khách, tỷ lệ lấp đầy cao cho cả hai chiều đi và về thì giá vé phải giảm mới đúng. Cứ với giá vé đắt thế này thì khách ít bay trong nước hoặc đi nước ngoài chơi hết, lúc đó các hãng bay nội địa lại ca bài ca than thở. Thật vô lý khi đường bay quốc tế lại rẻ hơn đường bay nội địa, liệu có một lời giải thích nào thỏa đáng?".
So sánh với giá vé của các hãng hàng không quốc tế, độc giả Ba ku Míachỉ ra những điểm khó hiểu khi giá vé máy bay trong nước tăng cao: "Thứ nhất, với các khó khăn mà các hãng bay trong nước đưa ra để lý giải cho việc tăng giá vé thì các nước trong khu vực cũng đều gặp phải cả. Nhưng tại sao giá vé của họ vẫn rẻ còn của ta lại đắt?
Thứ hai, khi tăng tần suất bay thì tăng chi phí vận hành, và phân bổ đều cho số vé máy bay. Như vậy, lẽ ra trong giai đoạn này, giá mỗi vé phải rẻ hơn chứ sao lại tăng lên? Điều này hoàn toàn đi ngược với quy luật kinh tế.
Thứ ba, các hãng bay lý giải tăng giá vé ồ ạt là để bù lỗ cho thời gian dịch bệnh. Vậy phải chăng họ đang đẩy hành khách vào vị trí phải gánh vác trách nhiệm bù lỗ cho doanh nghiệp hàng không?
Thứ tư, vì sao cứ đến dịp lễ Tết, nhu cầu bay tăng thì giá vé cũng tăng theo? Trong khi cấu thành giá phân bổ trên mỗi chuyến bay thì vẫn vậy (giá nhiên liệu, dịch vụ mặt đất, chi phí thuê mướn nhân công), phải chăng giá vé phải giảm đi mới đúng?".
>> Phú Quốc cần hợp tác cùng hãng hàng không giảm giá vé máy bay
Hiện thu nhập của nhiều người dân bị ảnh hưởng vì kinh tế. Họ có thể trả khoảng 10 triệu đồng cho chuyến đi 4-5 ngày. Nhưng trả 7 hay 8 triệu đồng cho vé máy bay trong nước là điều không phải ai cũng đủ khả năng. Khi giá vé quá cao, du lịch nội địa sẽ giảm sức cạnh tranh so với nước ngoài. Người dân sẽ đem tiền ra nước ngoài tiêu. Đó là một nguy cơ hiện hữu với không chỉ ngành hàng không mà còn là bài toán đặt ra cho du lịch Việt.
Bạn đọc Trathahaicảnh báo: "Khách đông lên, tổng chi phí vận hành tăng, nhưng chi phí vận hàng cho từng khách sẽ giảm mạnh. Đúng ra ngành hàng không cần tận dụng điều này để giữ giá vé ổn định, thu hút hành khách sử dụng dịch vụ của mình mới phải. Nhưng họ lại lợi dụng nhu cầu dịp lễ tăng cao, để đẩy giá vé lên mức cao khó chấp nhận, tất cả chỉ lợi ích cho các hãng. Hệ quả là đến khi khách quay lưng, các hãng lại than thở, đổ lỗi cho khách quan. Lúc ấy, dù có hạ giá vé thì các hãng nội địa cũng sẽ phải trả một giá đắt khi bị khách hàng quay lưng. Thời gian phục hồi không bao giờ là một câu chuyện đơn giản khi niềm tin của người dùng đã mất đi".
"Làm gì để giá vé máy bay trong nước rẻ hơn?", độc giả Đường Tiểu Đannhấn mạnh: "Phải có liên kết chuỗi thì giá dịch vụ mới rẻ được. Các hãng hàng không và dịch vụ lưu trú cũng như nhiều dịch vụ du lịch khác ở trong nước phải bắt tay nhau, cùng hợp tác. Chỉ có như vậy thì giá máy bay có thể rẻ mà hãng hàng không cũng không bị lỗ, do chi phí được bù đắp từ các dịch vụ liên kết như đặt tour, nghỉ dưỡng, mua sắm, ăn uống... Chứ giờ, chúng ta vẫn cứ mạnh ai nấy làm thì cảnh giá vé tăng cao nhưng chẳng có khách sẽ còn lặp lại nhiều. Cứ nhìn qua Thái Lan mà xem, ở họ cái gì cũng rẻ hơn ta, thiên nhiên của họ không có mấy mà du lịch phát triển rất ổn định, đó là nhờ cả một hệ thống du lịch được liên kết chặt chẽ, và bài bản".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>Nghịch lý 'ồ ạt tăng giá vé máy bay trong nước mỗi dịp lễ, Tết'Tôi đại diện khách hàng liên lạc với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại Hà Nội để giải quyết các vấn đề phát sinh. Công văn gửi đi cuối giờ chiều hôm trước, 8h sáng hôm sau, tôi đã nhận được điện thoại từ cán bộ phụ trách. Sau khi nắm tình hình và phổ biến quy định, anh dặn tôi cập nhật thông tin thường xuyên.
Mọi việc tiếp tục xuôi chèo mát mái khi tôi liên hệ với lực lượng biên phòng tỉnh về băn khoăn của thủy thủ đoàn liên quan tới giấy phép đi bờ của thuyền viên. Các thủ tục được thực hiện nhanh chóng với chi phí đúng quy định. Khách hàng của tôi đánh giá rất cao sự nhiệt tình của các cơ quan Việt Nam, chủ động viết thư cảm ơn và hẹn quay lại mùa hè tới.
Tôi thử làm một phép tính nhỏ. Với 5.000 khách quá cảnh vào Việt Nam và tham gia các chương trình tham quan, giả sử, mỗi khách chi tiêu trung bình 100 USD, ngành du lịch sẽ có nguồn thu ngoại tệ ít nhất 500.000 USD, khoảng 12 tỷ đồng, chưa kể nguồn thu từ dịch vụ hàng hải.
Hiện du lịch Việt Nam đang cạnh tranh khốc liệt với các nước Đông Nam Á và Trung Quốc trong việc thu hút khách du lịch cao cấp, bao gồm khách tàu biển, những người có xu hướng ủng hộ du lịch bền vững và sẵn sàng mở hầu bao.
So với các nước trong khu vực, chính sách thị thực của Việt Nam vẫn được cho là "kín cổng cao tường". Việt Nam mới chỉ miễn thị thực cho công dân của 25 quốc gia và thực hiện cấp thị thực điện tử cho 80 nước, trong khi Thái Lan đã miễn thị thực cho du khách của 65 quốc gia. Philippines thậm chí miễn thị thực cho 157 quốc gia trong khoảng thời gian 14 đến 59 ngày.
Chính phủ hiện đã trình Quốc hội một chính sách thị thực cởi mở hơn nhằm cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ và nâng thời hạn thị thực điện tử lên tới ba tháng. Trong khi chờ đợi những cải tiến này, các vướng mắc mang tính vận hành được giải quyết thấu đáo nhờ tinh thần phục vụ hết trách nhiệm của các viên chức sẽ giúp Việt Nam ghi điểm trong mắt nhà đầu tư và khách du lịch.
Bởi, ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng có hệ thống quy định chính sách để điều tiết hoạt động. Nhưng trong thực thi, vẫn sẽ có những sự việc phát sinh đòi hỏi sự linh hoạt của nhà quản lý. Mới đây, bạn tôi - một đại sứ đang công tác ở châu Âu - chia sẻ câu chuyện nhỏ nhắc nhở anh về "tinh thần phụng sự vô tư".
Nửa năm trước, anh và Sứ quán nhận được thư của một thanh niên gốc Việt, đề nghị chứng thực tình trạng quốc tịch. Cậu muốn tham gia một cuộc thi ở Việt Nam và với tài năng của mình, cậu được dự đoán có cơ hội tỏa sáng. Ban tổ chức băn khoăn vì có ý kiến cho rằng thí sinh này không có tinh thần dân tộc, đã từ bỏ quốc tịch Việt Nam, không đủ tiêu chí để tham dự cuộc thi.
Bạn tôi chia sẻ, Sứ quán và Đại sứ chưa bao giờ nhận được đề nghị như vậy. Tuy nhiên, việc này vẫn thuộc trách nhiệm bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt ở nước ngoài. Sau quá trình xác minh, Sứ quán gửi gấp một công điện về nhiều nơi liên quan ở Việt Nam, chứng thực bạn thí sinh buộc phải bỏ quốc tịch gốc vì Đức không cho phép hai quốc tịch.
Câu chuyện kết thúc có hậu: bạn thí sinh chiến thắng trong cuộc thi. Điều thú vị là mãi sau này, bạn tôi mới biết, cậu thanh niên trẻ đó là con của một người bạn từ hồi học phổ thông. Bạn tôi chia sẻ, nếu vì ngại "chưa có tiền lệ", "đâu phải trách nhiệm của mình" và im lặng trước lời thỉnh cầu chính đáng, có lẽ một tài năng đã không có cơ hội tỏa sáng. Với việc chính quyền Đức đang bắt đầu xem xét thay đổi luật để cho phép công dân Đức có nhiều quốc tịch, anh hy vọng người bạn trẻ này sẽ có cơ hội nhập tịch trở lại khi luật Đức được điều chỉnh.
Hoạt động hành chính có đặc trưng là gắn với đời sống thường nhật của người dân và bao quát mọi lĩnh vực xã hội. Những nỗ lực, dù từ cá nhân hay tổ chức, nhằm giúp nâng cao hình ảnh đất nước đều là một món quà mà mỗi người dân đều có phần. Cải thiện vị thế đất nước gắn bó chặt chẽ với thúc đẩy cơ hội việc làm, kinh doanh, học tập của mỗi cá nhân, và rộng hơn, cơ hội trở nên thịnh vượng của cộng đồng.
Chính phủ đã đặt mục tiêu cắt giảm ít nhất 20% thủ tục hành chính nội bộ thuộc phạm vi quản lý bộ, cơ quan, địa phương từ nay tới năm 2025. Sức cạnh tranh của một quốc gia không chỉ nằm ở sự tiến bộ của quy định và luật pháp, mà còn phụ thuộc vào tinh thần phục vụ của những người thực thi công vụ. Gắn nỗ lực phụng sự người dân với thành công nghề nghiệp của mình là chìa khóa cho một bộ máy công chức hiệu quả và chuyên nghiệp.
Dù chất lượng dịch vụ công còn cần nhiều cải thiện, những trường hợp phụng sự bằng tinh thần tận hiến mà tôi chứng kiến, nếu vươn ra khỏi các ví dụ đơn lẻ, trở thành một nguyên tắc ứng xử phổ biến, sẽ trở thành sức bật quốc gia cho Việt Nam.
Cẩm Hà
" alt=""/>Công chức tận hiếnVới họ lúc đó, Sài Gòn giống như một miền đất hứa, là niềm mơ ước và khao khát của bao gia đình tỉnh lẻ. Nhiều người trong số bạn bè của tôi vẫn gửi tiền về hàng tháng để phụ gia đình. Những năm tháng khó khăn, đồng tiền có giá trị, nơi tôi sinh ra lại vốn không có việc làm, nên việc các bạn tha hương rồi gửi những đồng tiền giá trị đó về lại càng thêm trân quý. Điều đó càng thôi thúc những lứa trẻ ra đi tìm kiếm cơ hội.
Rồi theo tháng năm, khi kinh tế cả nước đều phát triển, chi phí sinh hoạt ở TP HCM lại tăng cao trong khi thu nhập của người lao động lại không tăng tương xứng, dẫn đến việc kiếm sống, tiết kiệm và bám trụ lại TP HCM trở nên vô cùng khó khăn. Cùng lúc đó, các tỉnh thành khác cũng đã phát triển rất mạnh mẽ, nhà máy, xí nghiệp mọc lên khắp nơi, ngành nghề phụ trợ đi theo mang đến nguồn thu nhập và cơ hội việc làm tốt dần lên.
>> Tôi về quê nhưng sống sướng hơn bám trụ ở thành phố
Hiện tại, ở quê tôi, làm công nhân may, giày da... cũng cho mức thu nhập (cộng cả làm thêm) trên dưới 10 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí sinh hoạt ở quê lại rất rẻ, đất đai, nhà cửa sẵn có nên con người cũng không phải chịu quá nhiều áp lực như trên thành phố.
Trong khi đó, nhìn sang các lao động phổ thông trong nhà máy, xí nghiệp, hay công nhân ở TP HCM như bạn bè tôi, mức thu nhập của họ cũng chỉ nhỉnh hơn một chút. Còn chi phí sinh hoạt trên thành phố đương nhiên khác hẳn với ở quê. Do đó, ngày càng có nhiều người nhập cư khó bám trụ lại được. Việc dịch chuyển dân số cơ học vì thế cũng là điều tất yếu.
Tôi cho rằng, việc người nhập cư rời đi cũng tốt cho TP HCM. Đây là cơ hội để thành phố điểu chỉnh lại chính sách trong giai đoạn mới sao cho phù hợp và thích ứng tốt hơn. Đồng thời, đó cũng là cú hích giúp các tỉnh còn lại phát triển hài hòa và đồng đều hơn. Các cụ xưa có câu "đất lành chim đậu", TP HCM nên đổi và thích ứng rồi mọi thứ lại tốt lên. Tôi tin vào điều đó.
Hai năm qua, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở thành phố giảm, trong đó năm 2023 tỷ lệ tăng dân số là 0,68% - lần đầu tiên thấp hơn tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (0,74%), tức người nhập cư TP HCM xu hướng giảm. Theo kịch bản tăng trưởng, giai đoạn 2025-2030, nếu TP HCM muốn tăng trưởng hơn 8% mỗi năm thì số lao động tương ứng 6-7 triệu người, trong khi hiện nay chỉ khoảng 5 triệu người. Điều đó đặt ra thách thức cho thành phố trong việc giải quyết vấn đề lao động nhập cư.
" alt=""/>Bỏ TP HCM về quê làm công nhân lương 10 triệu đồng